spot_img
HomeKiến thức100+ Câu hỏi thường gặp về Medici Muôn Sắc...

100+ Câu hỏi thường gặp về Medici Muôn Sắc Yêu Thương

Giải đáp chi tiết về quyền lợi, chính sách của sản phẩm Medici Muôn Sắc Yêu Thương. Bên cạnh đó là những tình huống cụ thể đã được trả lời. Qua đó giúp tư vấn viên hỗ trợ khách hàng được chính xác hơn. T

Xem chi tiết: Review bảo hiểm Muôn Sắc Yêu Thương: Có thực sự tốt?

Giải đáp nhanh về Medici Muôn sắc yêu thương

Cách tính số ngày nằm viện

Hồ sơ có bảng kê chi tiết viện phí. Tính theo đơn vị giường nằm trên bảng kê (không bao gồm bao phòng). Tối đa không vượt quá số ngày nằm viện theo công thức = Ngày ra viện – Ngày vào viện + 1.

Nếu không có bảng kê chi tiết viện phí. Số ngày nằm viện được tính dựa trên thời gian vào viện và ra viện ghi trên Giấy ra viện. Mỗi ngày nằm viện được tính phải đủ 24 giờ.

Hồ sơ không có bảng kê chi tiết và trên Giấy ra viện không ghi rõ thời gian vào viện và ra viện. Tính số ngày nằm viện = Ngày ra viện – Ngày vào viện.

Lưu ý: Các trường hợp không có bảng kê chi tiết viện phí, số ngày nằm viện được tính để chi trả quyền lợi Trợ cấp nằm viện (nếu có). Quyền lợi chi trả chi phí y tế sẽ không được chi trả nếu không cung cấp bảng kê chi tiết viện phí.

Sự kiện bảo hiểm phát sinh từ việc ăn, uống, hít phải hơi độc, khí độc, chất độc được bồi thường như thế nào? 

Các sự kiện bảo hiểm phát sinh từ việc ăn, uống (VD: nhai thức ăn cứng bị gãy răng…), hít phải hơi độc, khí độc, chất độc thì không phải là trường hợp ốm đau, bệnh tật. Nhưng cũng không thỏa mãn định nghĩa về tai nạn và thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 8, Điều 10, Quy tắc bảo hiểm.

Các trường hợp ngộ độc thức ăn, đồ uống (hoặc rối loạn tiêu hóa do ăn, uống) không tính là hậu quả phát sinh từ việc ăn, uống và được thanh toán theo các quyền lợi ốm đau, bệnh tật.

Tải quy tắc bảo hiểm muôn sắc yêu thương: tại đây

Tai nạn dẫn đến gãy răng được chi trả như thế nào? 

Được chi trả trong quyền lợi chi phí y tế do tai nạn với điều kiện răng đó kết hợp với chẩn đoán chấn thương khác do cùng tai nạn.

Được chi trả trong quyền lợi thương tật vĩnh viễn (nếu có) khi bị mất hoàn toàn từ 8 răng trở lên trong cùng tai nạn thỏa mãn điều kiện để được chi trả quyền lợi chi phí y tế như trên.

Tai nạn không yêu cầu điều trị có được chi trả không? 

Thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 12, Điều 9, Quy tắc bảo hiểm.

Điều trị trong ngày/qua đêm nhưng chưa đủ 24 giờ và Phẫu thuật trong ngày có được chi trả không? 

Chi phí phẫu thuật thanh toán theo quyền lợi điều trị phẫu thuật trong ngày.

Chi phí điều trị thanh toán theo quyền lợi điều trị ngoại trú (vì không thỏa mãn điều kiện nằm viện đủ 24h). Và không thanh toán chi phí tiền giường (vì đây là chi phí không thuộc phạm vi của quyền lợi điều trị ngoại trú).

Các trường hợp thủ thuật chi trả như thế nào?

Chi trả theo quyền lợi điều trị ngoại trú.

Nhập viện để thực hiện xét nghiệm hoặc nội soi với mục đích chẩn đoán bệnh (không có các điều trị bệnh liên quan) có được chi trả không?

Thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 12, Điều 9, Quy tắc bảo hiểm.

Khám và xét nghiệm không có kết luận bệnh của bác sĩ hoặc có kết luận bệnh nhưng không có chỉ định điều trị có được chi trả không? 

Thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 12, Điều 9, Quy tắc bảo hiểm.

Chỉ định điều trị là gì? 

Chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị y tế và/hoặc kê đơn thuốc điều trị. Không bao gồm các chỉ định như: điều chỉnh thói quen, nghỉ ngơi, luyện tập, ăn uống, chỉ sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị/ thuốc bổ/ thực phẩm chức năng/ thực phẩm bổ sung/ các sản phẩm dinh dưỡng/ các loại vitamin…

Không cung cấp đơn thuốc có được chi trả không? 

Trường hợp chỉ định điều trị của bác sĩ là kê đơn thuốc thì bắt buộc phải cung cấp đơn thuốc/toa thuốc.

Đơn thuốc/toa thuốc có nhiều hình thức thể hiện như đơn thuốc/toa thuốc riêng hoặc trên Phiếu khám hoặc trên Sổ khám. Nhưng phải đảm bảo đúng quy định về chứng từ y tế.

Nội soi gây mê kèm theo cắt polyp (có Giấy ra viện, không đủ 24 giờ) chi trả như thế nào? 

Trường hợp cắt polyp là Phẫu thuật và có Giấy chứng nhận phẫu thuật theo quy định: chi trả chi phí nội soi theo quyền lợi điều trị phẫu thuật trong ngày, các chi phí khác (nếu có) chi trả theo quyền lợi điều trị ngoại trú.

Trường hợp cắt polyp là Thủ thuật và/hoặc không có Giấy chứng nhận phẫu thuật theo quy định: chi trả chi phí nội soi và các chi phí khác (nếu có) theo quyền lợi điều trị ngoại trú.

Khám cấp cứu chi trả như thế nào? 

Giải quyết theo các quy định của quyền lợi điều trị ngoại trú. 

Trường hợp nhập viện đủ 24 giờ thì giải quyết theo các quy định của quyền lợi điều trị nội trú.

Nhập viện để thực hiện điều trị Vật lý trị liệu, không kèm các điều trị khác có được chi trả không? 

Chi trả theo quyền lợi chi phí vật lý trị liệu và nắn xương khớp (nếu có) thuộc quyền lợi điều trị ngoại trú.

Trường hợp không tham gia quyền lợi chi phí vật lý trị liệu và nắn xương khớp thì không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định cụ thể trong Phụ lục 2 của GCNBH.

Điều trị nội trú mà Vật lý trị liệu là một phần trong quá trình điều trị chi trả như thế nào? 

Chi trả các chi phí Vật lý trị liệu theo quyền lợi chi phí vật lý trị liệu và nắn xương khớp (nếu có) thuộc quyền lợi điều trị ngoại trú.

Chi trả các chi phí khác theo quyền lợi điều trị nội trú.

Trường hợp không tham gia quyền lợi chi phí vật lý trị liệu và nắn xương khớp thì không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định cụ thể trong Phụ lục 2 của GCNBH.

Chi phí điều trị sau xuất viện chi trả như thế nào? 

Được chi trả nhiều lần tái khám trong vòng 30 ngày và thuốc điều trị đến tối đa 30 ngày sau khi xuất viện với điều kiện được kê đơn thuốc điều trị liên tục ngay sau khi xuất viện và việc tái khám được thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp không có đơn thuốc được kê liên tục sau khi xuất viện, được chi trả chi phí tái khám lần đầu tiên.

Điều trị ung thư được chi trả như thế nào?

Chi trả theo quyền lợi điều trị nội trú (nằm viện đủ 24 giờ).

Các điều trị ung thư ngoại trú, trong ngày hoặc không thỏa mãn quy định của quyền lợi điều trị nội trú (nằm viện không đủ 24 giờ) sẽ không được chi trả.

Chi phí sinh thiết khi khám và điều trị có phát hiện u bướu, polyp nếu kết quả sinh thiết là âm tính có được chi trả không?

Chi phí sinh thiết có kết quả âm tính sẽ không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 5, Điều 11, Quy tắc bảo hiểm.

Các xét nghiệm có chỉ định của bác sĩ nhưng có kết quả âm tính có được chi trả không? 

Nếu các xét nghiệm này không phải là xét nghiệm thường quy và/hoặc không liên quan đến triệu chứng ban đầu sẽ không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 5, Điều 11, Quy tắc bảo hiểm.

Nếu các xét nghiệm này là xét nghiệm thường quy và đồng thời có liên quan đến triệu chứng ban đầu sẽ được chi trả.

Quyền lợi điều trị nội trú khi “chuyển dạ giả” như thế nào?

“Chuyển dạ giả” không phải là biến chứng thai sản, cũng không phải là trường hợp sinh đẻ nên sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm nếu ra viện mà không sinh con.

“Chuyển dạ giả” sẽ được chi trả nếu nằm viện nối tiếp liên tục trong cùng 1 đợt điều trị với chuyển dạ thật và sinh con ngay trong đợt nằm viện đó (với điều kiện quá trình nằm viện của “chuyển dạ giả” phải qua Thời gian chờ đối với trường hợp sinh đẻ).

Sinh non và dọa sinh non quy định như thế nào?

Sinh non là trẻ đẻ non dưới 37 tuần tuổi và có cân nặng lúc sinh dưới 2.500gr (hiện hành theo Quyết định số 2582/QĐ-BYT).

Quy định về trẻ đẻ non sẽ điều chỉnh theo các quy định của Bộ Y tế (nếu có).

Nằm viện chờ sinh thì có được chi trả không? 

Không thuộc phạm vi bảo hiểm nếu ra viện mà không sinh con.

Nằm viện chờ sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ, nhưng sinh con ngay trong đợt nằm viện đó thì chi trả ngày nằm viện từ ngày sinh con.

Nằm viện chờ sinh mà có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con ngay trong đợt nằm viện đó thì sẽ được chi trả (với điều kiện quá trình nằm viện chờ sinh phải qua Thời gian chờ đối với trường hợp sinh đẻ).

Thời gian chờ đối với biến chứng thai sản và sinh con quy định như thế nào?

Biến chứng thai sản: 90 ngày – là bao gồm các biến chứng trong quá trình mang thai và khám/xét nghiệm/điều trị bệnh tiềm ẩn của thai nhi.

Sinh con: 270 ngày – là bao gồm các trường hợp sinh đẻ và biến chứng trong quá trình sinh nở.

Quyền lợi thai sản bổ sung được chi trả những gì? 

Chi trả chi phí khám, xét nghiệm và điều trị định kỳ theo chỉ định của bác sĩ khi phát hiện và theo dõi các bệnh tiềm ẩn của thai nhi.

Các xét nghiệm như Triple test, NIPT test hay các xét nghiệm tương tự (cho dù có chỉ định của bác sĩ) sẽ không được chi trả do đây không phải là các xét nghiệm chẩn đoán, mà chỉ là các xét nghiệm sàng lọc/dự đoán không có giá trị thay thế cho các xét nghiệm chẩn đoán.

Điều trị biến chứng thai sản như thế nào? 

Sản phẩm Medici Muôn sắc yêu thương không bảo hiểm cho mọi bất thường thai sản, mà chỉ bảo hiểm cho các trường hợp bất thường thai sản sau:

Biến chứng trong quá trình mang thai: phá thai do thai ngừng phát triển, thai lưu, dọa sẩy thai, sẩy thai; thai trứng, thai ngoài tử cung, tiền sản giật và sản giật trong thai kỳ, dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung; đẻ non tháng không bao gồm chi phí điều trị giữ thai do dọa sinh non; biến chứng của các nguyên nhân trên.

Chi trả theo quyền lợi Biến chứng thai sản, Thời gian chờ áp dụng theo Biến chứng thai sản.

Biến chứng trong quá trình sinh nở: sót nhau, băng huyết sau sinh; tiền sản giật và sản giật sau sinh; đẻ chỉ huy, giác hút, forceps; biến chứng của các nguyên nhân trên.

Chi trả theo quyền lợi Biến chứng thai sản, Thời gian chờ áp dụng theo Sinh con.

Các bệnh tiềm ẩn của thai nhi: theo chẩn đoán bệnh của bác sĩ 

Chi trả theo quyền lợi Thai sản bổ sung, Thời gian chờ áp dụng theo Biến chứng thai sản.

Chi phí dưỡng nhi có được chi trả không? 

Quyền lợi thai sản của sản phẩm này không bao gồm chi phí dưỡng nhi.

Đi khám tại phòng khám bác sĩ tư có được chi trả không? 

Phải đảm bảo đúng theo định nghĩa cơ sở khám chữa bệnh và cung cấp được chứng từ y tế theo quy định.

Chi phí mua thuốc được kê trên 30 ngày (bao gồm thuốc dự phòng) theo chỉ định của bác sĩ đối với các bệnh cần điều trị dài ngày có được chi trả không?

Bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT, các đơn thuốc dài ngày (trên 30 ngày) được chấp nhận theo quy định trong các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế đối với từng bệnh (nếu có).

Nếu không có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị riêng đối với bệnh đó thì cũng chỉ được kê đơn tối đa 30 ngày (căn cứ theo Thông tư 50/2016/TT-BYT về quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú).

Thuốc dự phòng sẽ không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 7, Điều 9, Quy tắc bảo hiểm.

Quy định về bệnh cần chữa trị dài ngày và kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú sẽ điều chỉnh theo các quy định của Bộ Y tế (nếu có).

Vitamin được kê đơn điều trị bệnh thì có được chi trả không? 

Vitamin hay thuốc hỗ trợ điều trị sẽ được chi trả khi các loại vitamin/thuốc này là thuốc điều trị chính có chỉ định cho chẩn đoán bệnh của bác sĩ. VD: Uống Canxi trong trường hợp điều trị bệnh loãng xương.

Hóa đơn tài chính thuốc xuất sau 05 ngày kể từ ngày kê đơn có được chi trả không? 

Đồng ý việc khách hàng mua thuốc trong vòng 05 ngày kể từ ngày kê đơn

Trường hợp không mua thuốc ngay trong ngày kê đơn, cần cung cấp phiếu xuất thuốc để xác định ngày mua thuốc.

Hóa đơn tài chính phải xuất đúng theo quy định của cơ quan thuế.

Đơn thuốc/toa thuốc có cần đóng dấu của cơ sở y tế không?

Trường hợp Đơn thuốc được in từ hệ thống của Bệnh viện, có mã vạch/mã hồ sơ và kèm kết quả cận lâm sàng thể hiện tình trạng bệnh: Không cần đóng dấu trên Đơn thuốc/toa thuốc.

Các trường hợp khác bắt buộc phải có chữ ký của bác sĩ và đóng dấu của cơ sở y tế.

Yêu cầu với đơn thuốc/toa thuốc có sự chỉnh sửa có được chi trả không? 

Phải có chữ ký xác nhận của bác sĩ cạnh phần chỉnh sửa và đóng dấu của cơ sở y tế trên phần chỉnh sửa.

Mua thuốc đúng tên biệt dược nhưng khác tên thương mại trên đơn/toa có được chi trả không? 

Đồng ý thanh toán với điều kiện thuốc mua cùng hàm lượng với thuốc được kê.

Chứng từ y tế khi điều trị tủy, nhổ răng cần điều kiện gì? 

Chỉ định và phim chụp X-Quang.

Phiếu khám/Phiếu điều trị nêu rõ quá trình điều trị tủy răng từng ngày.

Thời gian xuất hóa đơn được quy định như thế nào? 

Theo quy định hiện hành của cơ quan thuế – Hóa đơn phải xuất ngay trong ngày sử dụng dịch vụ.

Chi phí hành chính/chi phí dịch vụ/phụ thu khi bảo lãnh viện phí có được bảo hiểm thanh toán không? 

Khoản tiền hành chính, khấu hao thiết bị nói chung không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Chi phí khấu hao thiết bị cụ thể (mà trong bảng kê chi tiết viện phí chưa có chi phí sử dụng thiết bị đó) sẽ được xem xét như là chi phí sử dụng thiết bị và được chi trả theo các quy định của quyền lợi bảo hiểm tương ứng.

Chi phí cắt may tầng sinh môn ngoại trừ may thẩm mỹ có được chi trả không? 

Mọi trường hợp cắt may tầng sinh môn có may thẩm mỹ thì chỉ chi trả theo giá chi phí cắt may tầng sinh môn thông thường.

Trường hợp sinh mổ có phát sinh chi phí cắt may tầng sinh môn có may thẩm mỹ (đẻ thường không thành công phải chuyển sang đẻ mổ) thì cũng chi trả theo giá chi phí cắt may tầng sinh môn thông thường và được tính trong quyền lợi sinh mổ.

Tử vong không rõ nguyên nhân có được quyền lợi bảo không?

Phải có xác định nguyên nhân thuộc trách nhiệm bảo hiểm, thì mới được bồi thường.

Tử vong do sai sót y khoa là gì? 

Tử vong được xác định do lỗi của bác sĩ/cơ sở y tế sẽ không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 8, Điều 9, Quy tắc bảo hiểm.

Tái khám (sau điều trị nội trú) sớm/muộn hơn chỉ định có được chi trả không? 

1. Nếu Tái khám sớm hơn chỉ định trong vòng 30 ngày kể từ ngày xuất viện (và có đơn thuốc kê liên tục ngay khi xuất viện):
– Có triệu chứng bất thường hoặc không có triệu chứng bất thường nhưng có chẩn đoán bất thường liên quan: được chi trả (trừ đi các chi phí thuốc trùng với đơn cũ chưa uống hết – nếu có, do tái khám sớm).
– Không có triệu chứng và chẩn đoán bất thường: không được chi trả.

2. Tái khám sớm hơn chỉ định trong vòng 30 ngày kể từ ngày xuất viện (nếu không có đơn thuốc kê liên tục ngay khi xuất viện): 
– Có triệu chứng bất thường hoặc không có triệu chứng bất thường nhưng có chẩn đoán bất thường liên quan: được chi trả 01 lần tái khám đầu tiên.
– Không có triệu chứng và chẩn đoán bất thường: không được chi trả

3. Tái khám muộn hơn chỉ định hoặc quá 30 ngày kể từ ngày xuất viện
Chi trả theo quyền lợi điều trị ngoại trú (nếu chẩn đoán bình thường/không có chỉ định điều trị thì không thuộc phạm vi bảo hiểm). 

Điều khoản loại trừ về rượu, bia hoặc các chất có cồn như thế nào?

Điểm loại trừ quy định tại Mục 1, Điều 9, Quy tắc bảo hiểm được áp dụng cho cả tai nạn và ốm đau, bệnh tật. Cụ thể:
– Là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn.
– Là nguyên nhân gây ra các hậu quả liên quan khác (bao gồm ốm đau, bệnh tật).

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

– Các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ không được chi trả do thuộc điểm loại trừ theo quy định tại Mục 10, Điều 11, Quy tắc bảo hiểm.

– Các bệnh lây truyền qua đường tình dục căn cứ theo Quyết định 4568/QĐ-BYT v/v Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh khác mà chẩn đoán bệnh của bác sĩ được xếp vào bệnh lây truyền qua đường tình dục theo Danh mục mã bệnh ICD-10 của Bộ Y tế.

– Quy định này sẽ điều chỉnh theo các quy định mới của Bộ Y tế (nếu có).

Các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định để sàng lọc, phát hiện bệnh nhưng khi có chẩn đoán bệnh thì kết quả xét nghiệm đó không phải là kết quả để ra chẩn đoán cuối cùng thì được chi trả như thế nào? 

Nếu các xét nghiệm này không phải là xét nghiệm thường quy và/hoặc không liên quan đến triệu chứng ban đầu sẽ không được chi trả do thuộc điểm loại trừ quy định tại Mục 5, Điều 11, Quy tắc bảo hiểm.

Nếu các xét nghiệm này là xét nghiệm thường quy và đồng thời có liên quan đến triệu chứng ban đầu sẽ được chi trả.

Thời gian chờ đối với bệnh bẩm sinh như thế nào? 

Bệnh bẩm sinh không bị áp dụng Thời gian chờ riêng.

Bệnh bẩm sinh là bệnh đặc biệt sẽ áp dụng theo Thời gian chờ đối với bệnh đặc biệt, bệnh bẩm sinh không phải là bệnh đặc biệt sẽ áp dụng theo Thời gian chờ đối với bệnh thông thường.

Thời hạn thông báo sự kiện bảo hiểm được quy định như thế nào? 

Thời hạn thông báo là 180 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Sự kiện bảo hiểm tính từ các thời điểm sau:
+ Tai nạn: ngày xảy ra tai nạn.
+ Điều trị nội trú do ốm đau, bệnh tật: ngày nhập viện (BSH đồng ý tính thời gian cho khách hàng kể từ ngày ra viện).
+ Điều trị ngoại trú do ốm đau, bệnh tật: ngày đi khám (BSH đồng ý tính thời gian cho khách hàng kể từ ngày có chẩn đoán của bác sĩ).

Người được bảo hiểm (NĐBH): không nhận bảo hiểm cho những người bị các bệnh tâm thần, động kinh, bệnh phong là như thế nào? 

Căn cứ theo hồ sơ y tế để xác định NĐBH đã bị các bệnh trên từ trước khi tham gia bảo hiểm. 

Cung cấp Giấy chứng nhận phẫu thuật trong trường hợp phẫu thuật (nội trú, trong ngày, ngoại trú) được quy định như thế nào? 

Mọi trường hợp phẫu thuật đều phải cung cấp Giấy chứng nhận phẫu thuật theo đúng quy định của Bộ Y tế thì mới được chi trả quyền lợi phẫu thuật.

Khách hàng xét nghiệm trước khi nhập viện ở cơ sở y tế A nhưng lại nhập viện ở cơ sở y tế B thì được chi trả như thế nào? 

Thanh toán theo quyền lợi chi phí điều trị trước nhập viện đối với các xét nghiệm đã thực hiện tại cơ sở y tế A nếu trong hồ sơ không có các xét nghiệm trước nhập viện tại cơ sở y tế B.

Nếu trong hồ sơ có các xét nghiệm trước nhập viện tại cơ sở y tế B, các xét nghiệm tại cơ sở y tế A được xem xét chi trả theo các quy định của quyền lợi điều trị ngoại trú.

Lưu ý chung: Trên đây chỉ là các nội dung trả lời tóm tắt cho các câu hỏi thường gặp, trong mọi trường hợp, để được chi trả quyền lợi bảo hiểm thì cần phải thỏa mãn đầy đủ các quy định trong điều kiện điều khoản sản phẩm.

Nếu năm nay tỷ lệ bồi thường cao năm sau khách hàng có bị tăng phí không?

Định kỳ BSH sẽ xem xét tỷ lệ bồi thường của toàn bộ đơn Muôn sắc yêu thương, nếu tỷ lệ bồi thường quá cao thì BSH sẽ điều chỉnh sản phẩm (Có thể tăng phí hoặc điều chỉnh quyền lợi)

Mua gói quyền lợi bảo hiểm thấp, năm sau mua gói quyền lợi cao hơn thì thời gian chờ tính thế nào?

Đối với việc nâng gói bảo hiểm khi tái tục, thời gian chờ của phần quyền lợi chênh lệch sẽ phải tính lại thời gian chờ. 

Khách hàng từng điều trị viêm họng/phế quản/phổi (viêm đường hô hấp) cấp tính trong vòng 12 tháng khi mua bảo hiểm MSYT thì thời gian chờ các bệnh đó là bao nhiêu ngày?

Các bệnh viêm họng/phế quản/phổi (viêm đường hô hấp) CẤP TÍNH đã điều trị trong vòng 12 tháng trước khi mua bảo hiểm, thì thời gian chờ là 30 ngày.

Khách hàng mua kèm quyền lợi thai sản nếu qua thời gian chờ 90 ngày có chỉ định nhập viện theo dõi, điều trị vì có nguy cơ dọa sảy thai/ vỡ tử cung thì có được chi trả quyền lợi biến chứng thai sản không?

Được chi trả, theo quy định thời gian chờ Biển chứng thai sản là 90 ngày

Khách hàng không mắc bệnh nào trong 3 câu hỏi ở phần cấp đơn thì có phải khai báo bệnh có sẵn của khách hàng không? Làm thế nào để công ty bảo hiểm biết được bệnh có sẵn của khách hàng nếu không khai báo?

Nếu không có bệnh nằm trong 3 câu hỏi sức khỏe thì không cần kê khai.

Khi phát sinh sự kiện bồi thường, nếu công ty bảo hiểm chứng minh được bệnh của khách hàng là có sẵn thì sẽ phải chờ đủ 365 ngày.

Trẻ em có cần mua kèm bố/mẹ không?

Sản phẩm không phân biệt độ tuổi nên trẻ em không cần mua kèm.

Muôn sắc yêu thương có bị đồng chi trả không?

Sản phẩm không đồng chi trả với mọi quyền lợi.

Thời gian chờ thai sản của Muôn sắc yêu thương

Thai sản đối với sinh thường, sinh mổ…chờ 270 ngày

Biến chứng thai sản chờ 90 ngày

Thời gian chờ bệnh viêm phế quản,viêm tiểu phế quản,viêm phổi?

– Nếu như khách hàng không mắc phải trước khi tham gia hoặc đã mắc phải nhưng là bệnh cấp tính thì sẽ chờ 30 ngày.

– Trường hợp trước đó không phải là cấp tính thì sẽ chờ 365 ngày.”

Muôn sắc yêu thương có thẻ cứng không?

Sản phẩm MSYT sử dụng thẻ bảo lãnh điện tử, không dùng thẻ cứng.

MSYT có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng không?

Thanh toán bằng thẻ tín dụng được hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng banking của ngân hàng mà khách hàng/thành viên sử dụng để thanh toán có liên kết với thẻ tín dụng không.

Nếu có thì khách hàng có thể thanh toán qua thẻ tín dụng bằng ứng dụng banking của mình. Còn trên ứng dụng Medici Pro thì hiện không có tính năng thanh toán qua thẻ tín dụng

Khách hàng muốn sửa thông tin, huỷ GCN thì phải làm gì?

Khách hàng/thành viên gửi email đề nghị về địa chỉ: phinhantho@medici.vn

Hoặc gọi về tổng đài 1900 3434 – Nhánh số 2 để gửi đề nghị.

Khách hàng không nhận đc GCN qua email thì làm thế nào?

Khách hàng/thành viên gửi email đề nghị về địa chỉ: phinhantho@medici.vn

Hoặc gọi về tổng đài 1900 3434 – Nhánh số 2 để đề nghị hỗ trợ.

Trẻ em chưa có/không có mã định danh thì nhập thông tin nào?

Nhập theo số Giấy khai sinh

Người nước ngoài cư trú tại VN muốn mua BH có được không?

Doanh nghiệp muốn mua BH cho nhân viên thẻ MSYT được không?

Sản phẩm này được thiết kế cho cá nhân/hộ gia đình nên nếu doanh nghiệp tham gia cho nhân viên thì sẽ áp dụng theo điều khoản/điều kiện của cá nhân.

Muôn sắc yêu thương có đồng chi trả với bảo hiểm y tế không?

Trong trường hợp khách hàng đã được BHYT chi trả 1 phần thì phần còn lại sẽ được MSYT xem xét chi trả trong phạm vi bảo hiểm.

Nếu khách hàng chưa được BHYT chi trả thì MSYT sẽ xem xét chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh của khách hàng trong phạm vi bảo hiểm.”

Khách hàng đã có GCN nhưng phát hiện thấy thiếu quyền lợi thai sản có được mua bổ sung không?

Không. Quyền lợi bảo hiểm chỉ có thể thay đổi cho năm tái tục tiếp theo. Không chấp nhận các trường hợp thay đổi quyền lợi giữa kỳ

Người tự kỷ hay down, động kinh đã khỏi có được tham gia bảo hiểm không?

Không

Sinh mổ lần 2 có được chi trả quyền lợi bảo hiểm không?

Nếu bệnh án thể hiện việc mổ lần 2 là do bác sĩ chỉ định và lý do chỉ định không liên quan đến lần mổ đẻ đầu tiên thì vẫn được chi trả

Khách hàng có thể yêu cầu bồi thường qua App Medici Pro được không?

Hiện tại, chỉ tư vấn viên có thể làm yêu cầu bồi thường cho khách hàng qua App MediciPro

Khách hàng có thể theo dõi yêu cầu bồi thường qua đâu?

1. Khách hàng liên hệ trực tiếp đến hotline của Smart: 0941 225 228

2. Liên hệ tổng đài 1900 3434 – Nhánh 2 Phi nhân thọ Medici

3. Hỏi người tư vấn

Có thể xem thẻ bảo lãnh Muôn sắc yêu thương ở đâu?

Thẻ bảo lãnh sẽ gửi qua email cho khách hàng. Thành viên cũng có thể lấy thẻ trên app Medici Pro

Sai thông tin trên thẻ bảo lãnh thì nhận lại thẻ như thế nào?

Khách hàng/thành viên gửi email đề nghị về địa chỉ: phinhantho@medici.vn hoặc gọi về tổng đài 1900 3434 – Nhánh số 2 để gửi đề nghị.

Không có thẻ bảo lãnh có yêu cầu bảo lãnh viện phí được không? Có thể sử dụng giấy tờ nào để thay thế?

Buộc phải có thẻ bảo lãnh mới có thể làm bảo lãnh viện phí

Hồ sơ bồi thường có sử dụng bản sao được không? Loại giấy tờ nào có thể dùng bản sao/bản công chứng/bản gốc?

Một số loại giấy tờ chỉ cần bản sao y, tuy nhiên hóa đơn chứng từ thì bắt buộc phải bản gốc.

…Tiếp tục cập nhật

spot_img

Đánh Giá - Review

Bảo hiểm dưới 3 triệu nào tốt nhất cho bé? 

Bảo hiểm dưới 3 triệu cho bé có rất nhiều lựa chọn. Đây là mức phí phù hợp với nhiều gia đình. Các gói...

Bảo hiểm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hiếm có nhưng không khó tìm? 

Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nhiều vấn đề khó lường. Nên ít có đơn vị nào bảo hiểm cho trẻ sơ sinh ngay...

Top 5 bảo hiểm có quyền lợi ngoại trú cho bé tốt nhất 2023 

Đối với trẻ em, số lần sử dụng quyền lợi ngoại trú trong năm có thể còn nhiều hơn nội trú. Vì vậy, ba...

Top 5 bảo hiểm sức khỏe cho bé phổ biến và rẻ nhất thị trường

Mặc dù nhiều công ty có các gói bảo hiểm sức khỏe cho bé tuổi. Nhưng đưa ra nhiều điều kiện về quy định...
spot_img

Cùng chuyên mục

Ưu và nhược điểm bảo hiểm sức khỏe cá nhân

Mọi sản phẩm đều có tính hai mặt. Hiểu rõ ưu và nhược điểm bảo hiểm sức khỏe giúp bạn có góc nhìn chính...

Cách khiếu nại quyền lợi bảo hiểm khi có tranh chấp 

Khiếu nại quyền lợi bảo hiểm là điều thường xuyên xảy ra. Nắm rõ quy tắc, quyền lợi bảo hiểm, và quy trình khiếu...

Tổng hợp chi phí nằm viện tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Chi phí nằm viện tại các thành phố lớn mới có sự điều chỉnh, và ngày càng tăng cao. Kiểm tra ngay bảng tổng...