spot_img
HomeKinh nghiệmNhững hạng mục bảo hiểm không chi trả khi...

Những hạng mục bảo hiểm không chi trả khi đưa bé đi viện?

Bảo hiểm là công cụ tài chính giúp bạn giảm thiểu rủi ro tài chính khi ốm đau. Nhưng có nhiều khoản bảo hiểm không chi trả, bạn sẽ phải tự xử lý. 

Nếu bạn vẫn nghĩ cứ đưa con vào viện là sẽ được thanh toán toàn bộ viện phí. Đó có thể là một sự hiểu lầm. Hoặc tệ hơn, một số tư vấn muốn bạn cố tình hiểu lầm để dễ “chốt” hợp đồng. 

Có rất nhiều chi phí khi đưa con đi viện mà bảo hiểm không chi trả. Hiểu và nắm rõ những hạng mục này sẽ giúp cha mẹ sử dụng công cụ này tối ưu hơn. 

Xem thêm: Chi phí “ẩn” trong bảo hiểm sức khỏe, chỉ người trong nghề mới biết

Bảo hiểm chi trả những mục nào? 

Bảo hiểm sức khỏe cho bé sẽ chi trả, thanh toán tất cả các chi phí y tế trong phạm vi bảo hiểm. Và phạm vi này được quy định cụ thể trong hợp đồng, quy tắc bảo hiểm. Các hạng mục chi phí được chi trả phổ biến bao gồm:

Chi phí khám bệnh

Đầu tiên và quan trọng nhất khi đưa bé đi viện là khám bệnh và chẩn đoán. Bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em thường sẽ chi trả các chi phí liên quan đến quá trình này. Bao gồm chi phí thăm khá, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… để kết luận bệnh.

Điều trị theo bệnh được chuẩn đoán

Bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí liên quan đến các phương pháp điều trị:

  • Tiền giường/phòng bệnh
  • Vật tư y tế
  • Thuốc
  • Bác sĩ, y tá
  • Các phương pháp điều trị trong quá trình nằm viện

Điều này giúp gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính khi điều trị nội trú – ngoại trú.

Các dịch vụ hỗ trợ

Ngoài điều trị và thuốc, bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em (tuỳ từng công ty) cũng chi trả các dịch vụ hỗ trợ như:

  • Chi phí tiền ăn theo tiêu chuẩn của bệnh viện
  • Giường nằm cho người nhà
  • Điều trị ngoại trú 
  • Điều trị trước khi xuất viện 
  • Điều trị sau khi xuất viện
  • Chi phí chăm sóc tại nhà
  • Chi phí trợ cấp trong thời gian điều trị nội trú
  • Chi phí xe cứu thương
Bảng giá và quyền lợi chi tiết các gói bảo hiểm sức khỏe cho bé

Bảo hiểm không chi trả chi trả chi phí trong điểm loại trừ 

Với nguyên tắc chia sẻ rủi ro, bất kỳ hợp đồng bảo hiểm sức khỏe nào cũng bao gồm điều khoản loại trừ.

Điều khoản này quy định các trường hợp, bệnh lý mà nếu phát sinh chi phí y tế thuộc các yếu tố đó, bảo hiểm sẽ không chi trả. Những điều này được quy định rõ trong quy tắc bảo hiểm.

Mỗi đơn vị có quy tắc khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ

Các điểm loại trừ chung

  • Người được bảo hiểm bị tác động bởi chất kích thích, chất gây nghiệm, thuốc cai nghiện, thuốc không được bác sĩ chuyên môn kê trong đơn thuốc, rượu bia, đồ uống có cồn và việc ảnh hưởng này là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn và các hậu quả liên quan khác.
  • Thảm hoạ thiên nhiên như động đất, sóng thần, chiến tranh
  • Các loại thiết bị trợ năng, bộ phận giả (tay chân giả, mắt giả, xe lăn,…)

Các điểm loại trừ đối với TAI NẠN

  • Mất tích
  • Cố ý gây thương tích lên thân thể
  • Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật. Hoặc ẩu đả (trừ trường hợp bảo vệ tài sản, và phòng vệ chính đáng)
  • Điều khiển xe khi có chất kích thích, nồng độ cồn …

Các điểm loại trừ đối với ốm đau bệnh tật

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa – nam khoa, tầm soát nói chung
  • Khám và xét nghiệm không có kết luận bệnh của bác sĩ
  • Nằm viện hoặc tư vấn y tế mang mục đích kiểm tra, tầm soát
  • Các khuyệt tật thoái hóa tự nhiên của mắt, bao gồm: cận thị, viễn thị loạn thị.
  • Các phương pháp điều trị vô sinh, hỗ trợ sinh sản, thẩm mỹ, can thiệp vào cơ thể

Bảo hiểm không chi trả chi phí phát sinh trong thời gian chờ

Thời gian chờ là khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, các chi phí phát sinh trong thời gian chờ của từng trường hợp cụ thể đều sẽ không được bảo hiểm thanh toán.

Thời gian chờ phổ biến là:

  • 30 ngày đối với bệnh thông thường
  • 90 – 365 ngày đối với bệnh đặc biệt/bệnh có sẵn.
  • 365 ngày đối với bệnh đặc biệt

Cá biệt có một số gói bảo hiểm còn quy định thời gian chờ dành riêng cho các bệnh về hô hấp, nha khoa, thai sản, biến chứng thai sản.

Chi phí vượt quá giới hạn không được bảo hiểm chi trả 

Mỗi một hợp đồng bảo hiểm đều có giới hạn quyền lợi nhất định. Đó sẽ là tổng số tiền mà công ty bảo hiểm có thể chi trả trong thời hạn của hợp đồng. Do đó, nếu các chi phí y tế vượt quá giới hạn quyền lợi này, cha mẹ sẽ phải tự thanh toán phần chênh.

Giới hạn này bao gồm:

  • Quyền lợi điều trị nội trú theo năm hoặc từng lần
  • Quyền lợi điều trị ngoại trú theo năm hoặc từng lần
  • Quyền lợi tiền phòng giường mỗi ngày hoặc tổng ngày 1 năm
  • Quyền lợi phẫu thuật …

Chi phí y tế theo yêu cầu

Về nguyên tắc, bảo hiểm sức khỏe chỉ thanh toán cho các chi phí trong phạm vi, tuân thủ theo nguyên tắc bảo hiểm. Mọi dịch vụ y tế đều tuân theo chỉ định của bác sĩ, cần thiết về mặt y khoa.

Nếu không có chỉ định từ bác sĩ, các chi phí phát sinh bạn sẽ tự phải thanh toán.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, chọn bác sĩ, mua thuốc ngoài đơn, khám và xét nghiệm không có kết luận của bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát kiểm tra sức khỏe,… đều không được chi trả.

Làm thế nào để tối ưu hóa quyền lợi của bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em

Không phải tất cả chi phí y tế phát sinh đều được bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em chi trả. Đây là sự thật mà cha mẹ cần biết khi sử dụng công cụ này. Vậy làm thế nào để khắc phục hạn chế này để tối ưu hóa quyền lợi bảo hiểm nhận được?

Lựa chọn hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho bé phù hợp

Để đảm bảo tận dụng tối đa quyền lợi của bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em. Việc lựa chọn hợp đồng phù hợp là điều quan trọng. Sản phẩm đắt nhất chưa chắc là sản phẩm tốt nhất dành cho bé của bạn.

Vì thế, gia đình nên xem xét kỹ lưỡng phạm vi bảo hiểm để chọn gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. 

Hãy so sánh các gói bảo hiểm khác nhau trên thị trường hiện nay để có nhìn nhận khách quan nhất. 

Tìm hiểu kỹ các điều khoản và điều kiện

Trước khi quyết định mua bất kỳ sản phẩm nào, điều quan trọng là người mua phải hiểu về sản phẩm. Đối với bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em cũng vậy. Cha mẹ nên đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm. Nếu có bất kỳ điểm chưa rõ ràng hoặc có câu hỏi nào, nên liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm để được giải đáp.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

Thực tế, một hợp đồng bảo hiểm luôn có nhiều thuật ngữ chuyên ngành phức tạp, gây khó khăn cho người đọc trong quá trình tiếp nhận thông tin. Vì thế, để quá trình lựa chọn và sử dụng được dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và y tế. Đây được xem là một cách thông thái để quyết định đúng đắn và tối ưu hóa việc sử dụng bảo hiểm.

Đừng ngần ngại tham vấn ý kiến chuyên gia để có quyết định đúng đắn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.

spot_img

Đánh Giá - Review

Bảo hiểm dưới 3 triệu nào tốt nhất cho bé? 

Bảo hiểm dưới 3 triệu cho bé có rất nhiều lựa chọn. Đây là mức phí phù hợp với nhiều gia đình. Các gói...

Bảo hiểm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hiếm có nhưng không khó tìm? 

Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nhiều vấn đề khó lường. Nên ít có đơn vị nào bảo hiểm cho trẻ sơ sinh ngay...

Top 5 bảo hiểm có quyền lợi ngoại trú cho bé tốt nhất 2023 

Đối với trẻ em, số lần sử dụng quyền lợi ngoại trú trong năm có thể còn nhiều hơn nội trú. Vì vậy, ba...

Top 5 bảo hiểm sức khỏe cho bé phổ biến và rẻ nhất thị trường

Mặc dù nhiều công ty có các gói bảo hiểm sức khỏe cho bé tuổi. Nhưng đưa ra nhiều điều kiện về quy định...
spot_img

Cùng chuyên mục

Đã có bảo hiểm y tế, bạn có cần mua thêm thẻ sức khỏe riêng nữa không?

Thẻ sức khỏe riêng có nhiều ưu điểm và lợi ích. Tuy nhiên, nếu đã có bảo hiểm y tế rồi, bạn có thực...

Nên mua thẻ sức khỏe rời hay mua kèm bảo hiểm nhân thọ?

Mua thẻ sức khỏe rời linh hoạt, tiết kiệm chi phí. Mua bảo hiểm nhân thọ kèm thẻ sức khỏe lại có tính bền...

Cảnh báo lừa đảo mua bảo hiểm trực tuyến, đừng tham rẻ

Có không ít cách thức lừa đảo mua bảo hiểm trực tuyến. Người mua cần nắm được để tránh mất tiền hoặc bị lộ...