Một vài tư vấn viên có thể không thực sự chuyên nghiệp, họ nói tránh những bí mật bảo hiểm để “chốt” hợp đồng nhanh hơn.
Bạn cảm thấy yên tâm khi đã tham gia một gói bảo hiểm sức khỏe cho con. Nhưng đến khi phát sinh vấn đề cần sử dụng đến quyền lợi. Đơn vị bồi thường lại từ chối chi trả.
Lý do họ đưa ra hết sức hợp lý, rõ ràng trong hợp đồng. Nhưng dường như bạn chưa từng biết đến những điều khoản này. Người tư vấn viên đã tránh không nhắc đến các giới hạn, cảnh báo, “bí mật” bảo hiểm ẩn trong các câu từ trên hợp đồng.
Biết được những bí mật này sẽ nhằm giúp bạn đưa ra quyết định được chính xác hơn.
Không phải mọi chi phí y tế đều sẽ được thanh toán
Một số tư vấn viên luôn đưa ra những lời có cánh về một sản phẩm bảo hiểm sức khỏe toàn diện cho bé.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa mọi chi phí y tế đều sẽ được bảo hiểm thanh toán.
Trong các hợp đồng bảo hiểm luôn tồn tại điều khoản loại trừ. Nếu các chi phí y tế phát sinh do nguyên nhân từ các điểm loại trừ này đều không được thanh toán bảo hiểm.
Một số điểm loại trừ phổ biến bao gồm:
- Sự kiện bảo hiểm phát sinh trong thời gian chờ
- Chi phí khám, xét nghiệm, điều trị không có chỉ định của bác sĩ
- Các loại thuốc không có trong danh mục
- Các vấn đề tai nạn giao thông, nhưng người được bảo hiểm vi phạm luật giao thông
- Hoạt động thể thao chuyên nghiệp
- Đánh nhau nhưng không phải do tự vệ …
Và rất nhiều lý do khác cần nắm rõ. Những bí mật bảo hiểm này không thể hiện toàn bộ trong hợp đồng. Nó xuất hiện chi tiết trong Quy tắc bảo hiểm đi kèm. Và không phải tư vấn viên nào cũng nói hết với bạn.
Tải xuống: Các điểm loại trừ chung trong Quy tắc bảo hiểm
Bí mật bảo hiểm số 2: Bệnh loại trừ
Các gói bảo hiểm sức khỏe trên thị trường thường sẽ có một bộ câu hỏi kê khai. Nếu khách hàng đã hoặc đang mắc một số (nhóm) bệnh sẽ không được tham bảo hiểm. Hoặc bị loại trừ bệnh đó khi mắc phải.
Với những tư vấn viên thiếu kinh nghiệm, họ có thể không hiểu sâu về danh mục bệnh khi hướng dẫn khách hàng kê khai lịch sử y tế.
Ví dụ, một trẻ sơ sinh chưa có bệnh gì cả, nhưng trong kết quả sàng lọc sơ sinh đã có dấu hiệu chỉ số HpF, HbA bất thường. Các tư vấn viên “hời hợt” sẽ không tư vấn sâu được về bệnh tan máu bẩm sinh có thể xảy ra trong tương lai.
Trẻ có thể bị từ chối tham gia bảo hiểm
Không phải mọi nhu cầu mua bảo hiểm cho con đều được đáp ứng. Cha mẹ nên nhìn nhận sự thật rằng bảo hiểm cũng là một đơn vị kinh doanh. Vì thế, họ luôn đưa ra những giải pháp để giảm thiểu rủi ro.
Một số công ty bảo hiểm có tiêu chuẩn kiểm tra y tế nghiêm ngặt để từ chối bảo hiểm cho những người có nguy cơ y tế cao.
Trẻ có hồ sơ y tế phức tạp, hoặc nhiều lần yêu cầu bồi thường, gây mất cân bằng quỹ bảo hiểm. Có thể, trường hợp này sẽ bị từ chối tham gia hoặc không được tái tục.
Công ty bảo hiểm có thể tăng phí
Tùy theo tình hình kinh doanh sản phẩm sau mỗi năm. Công ty bảo hiểm có thể sẽ điều chỉnh phí và quyền lợi cho khách hàng khi tái tục. Con số tăng lên bao nhiêu không tư vấn viên nào dám cam kết.
Một số đơn vị tăng thêm 10% – 30%. Một số khác tăng gấp đôi. Khách hàng chỉ có quyền tham gia nữa hoặc không.
Bảo hiểm sức khỏe có thể bị “khai tử”
Một bí mật bảo hiểm mà ít tư vấn viên nào chia sẻ với khách hàng. Và nhiều người cũng chẳng nghĩ tới. Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe sau vài năm (thậm chí 1 năm) làm ăn thua lỗ quá nhiều. Họ sẽ “khai tử” sản phẩm.
Các khách hàng vẫn được nhận quyền lợi đầy đủ theo thời hạn ghi trên hợp đồng. Khi hợp đồng kết thúc, bạn không thể gia hạn được nữa.
Bí mật về tỷ lệ “đồng thanh toán” trong bảo hiểm
Không phải tất cả số tiền trong phạm vi bảo hiểm đều được chi trả. Bạn còn cần xem lại về điều khoản “đồng chi trả”.
Một số sản phẩm có đưa tỷ lệ đồng chi trả là 80/20 hoặc 70/30. Nghĩa là bên bảo hiểm chi trả 80% số tiền trong phạm vị bảo hiểm. Người được bảo hiểm chi trả 20% còn lại.
Ví dụ, bé đi viện tổng chi phí hết 12 triệu. Có 10 triệu trong phạm vi bảo hiểm. Tỷ lệ đồng chi trả là 80/20.
- Bảo hiểm chi trả 8 triệu
- Bạn chi trả 4 triệu
Xem thêm:
- 5 Gói Bảo Hiểm Không Cần Đồng Chi Trả
- Đồng chi trả bảo hiểm là gì? Có nên chọn gói bảo hiểm phải đồng chi trả?
Thời gian chi trả có thể kéo dài rất lâu
Lại thêm một bí mật quan trọng mà không tư vấn viên bảo hiểm nào muốn đào sâu phơi bày.
Mặc dù trong hợp đồng hoặc hướng dẫn yêu cầu bồi thường, các đơn vị bảo hiểm có quy định thời hạn chi trả bồi thường từ 7 – 15 ngày.
Đứng dưới góc độ của một khách hàng, bạn sẽ nóng lòng muốn tiền bảo hiểm về tài khoản càng nhanh càng tốt. Vì vậy, các tư vấn viên sẽ cam kết phần này như trong hướng dẫn, thậm chí còn nói con số ngắn hơn.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong thực tế số ngày nhận được tiền có thể dài tới cả tháng, hoặc vài tháng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trải nghiệm không tốt này. Có thể do hồ sơ không đúng quy định, thiếu chứng từ. Đơn vị bảo hiểm cần xác minh, thẩm định. Hoặc do lỗi hệ thống.
Bạn sẽ không thể biết mình có rơi vào những trường hợp trên hay không.
Để tránh rắc rối và bất ngờ không mong muốn, bạn nên tìm một tư vấn viên môi giới bảo hiểm, người luôn đứng về phía khách hàng. Bên cạnh đó, hãy đọc thật kỹ hợp đồng mẫu và yêu cầu tư vấn viên giải thích rõ ràng về các điều khoản trước khi đưa ra quyết định.