spot_img
HomeKiến thứcĐồng chi trả bảo hiểm là gì? Có nên...

Đồng chi trả bảo hiểm là gì? Có nên chọn gói bảo hiểm phải đồng chi trả?

Đồng chi trả bảo hiểm không hoàn toàn bất lợi cho người mua bảo hiểm. Nó chính là một giải pháp tiết kiệm cho những người muốn sở hữu bảo hiểm nhưng tài chính hạn hẹp.

Sau khi chứng kiến các đại dịch liên tiếp xảy ra, môi trường ô nhiễm, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Điều này khiến tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút, tác động tiêu cực trực tiếp đến túi tiền của mỗi gia đình. 

Vì thế, mọi người ngày càng quan tâm hơn đến các dịch vụ về bảo hiểm. Đối với những gia đình chưa quá dư giả về mặt tài chính, làm cách nào để sở hữu một gói bảo hiểm với chi phí phù hợp?  Đây là lúc khái niệm “đồng chi trả bảo hiểm” xuất hiện, và đó là một cách phổ biến để giảm phí bảo hiểm.

Đồng chi trả bảo hiểm là gì?

Đồng chi trả bảo hiểm là tỷ lệ mà người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ phân chia chi trả khoản tiền trong phạm vi bảo hiểm, khi có sự kiện cần bồi thường. 

Medici Insurance

Trong thực tế, chính sách này chỉ được áp dụng khi nó được quy định trong quy tắc bảo hiểm của gói sản phẩm đã mua.

Và đây không phải là một điều khoản hoàn toàn bất lợi. Nó là sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và người mua, trong đó cả hai bên đều có lợi.

  1. Về phía công ty bảo hiểm, họ được hưởng lợi từ đồng thanh toán vì một phần của chi phí y tế sẽ được chi trả bởi người mua. 
  2. Về phía người tham gia bảo hiểm, họ vẫn được tham gia với mức phí hàng năm thấp hơn.

Trong mô hình đồng chi trả bảo hiểm, người mua cần chi trả từ 10% đến 50% giá trị yêu cầu bồi thường. Phần còn lại sẽ do công ty bảo hiểm thanh toán. Tỷ lệ này phụ thuộc vào chính sách mỗi gói sản phẩm. 

Ví dụ về đồng chi trả bảo hiểm

Giả sử bạn đăng ký cho bé sản phẩm bảo hiểm với hạn mức viện phí 50 triệu. Tỷ lệ đồng thanh toán là 70:30. 

Bé phải điều trị viêm phế quản tại viện, tổng khoản tiền cần thanh toán cho bệnh viện là 12 triệu. Theo bảng kê chi tiết, trong đó có 10 triệu là thuộc phạm vi bảo hiểm: 

  • Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán 70% số tiền trong phạm vi, tương đương 7 triệu. 
  • Người tham gia bảo hiểm sẽ đồng chi trả 30% số tiền trong phạm vi bảo hiểm, tương đương 3 triệu. 

Về cơ bản, có thể hiểu rằng khoản đồng thanh toán là sự đánh đổi giữa việc: phải trả phí bảo hiểm cao hơn hay chỉ được bồi thường một phần nếu phát sinh chi phí y tế. 

Bằng cách chọn phương thức đồng thanh toán, một người có thể giảm phí bảo hiểm hàng năm khoảng 20% ​​đến 30%.

Xem thêm: Tổng hợp các gói bảo hiểm KHÔNG PHẢI ĐỒNG CHI TRẢ 

Ai nên chọn chính sách đồng thanh toán bảo hiểm?

Nếu bạn chưa đủ tài chính để chi trả mức phí cho quyền lợi bảo hiểm mong muốn, đồng chi trả bảo hiểm chính là một lựa chọn. 

Trong những trường hợp như vậy, thay vì không được bảo hiểm hoặc được bảo hiểm dưới quyền lợi đặt ra. Sẽ hợp lý hơn nhiều nếu bạn chọn số tiền bảo hiểm phù hợp, ngay cả khi bạn phải trả một phần chi phí y tế trong tương lai. 

Đồng chi trả bảo hiểm cũng có ý nghĩa đối với những người cao tuổi. Bởi thông thường, do những rủi ro về sức khỏe, mức phí cho người cao tuổi sẽ cao hơn. Vì vậy, việc chọn chính sách đồng thanh toán sẽ cho phép họ nhận được bảo hiểm trong khi vẫn giữ mức phí thấp. 

Mặc dù các trường cấp cứu y tế là không thể dự đoán. Tuy nhiên, trong trường hợp có thể xác định mức phí cố định có khả năng chi trả, bạn vẫn có thể cân nhắc chọn điều khoản đồng thanh toán.

Lợi ích của đồng thanh toán bảo hiểm

Như đã nêu ở trên, chính sách đồng thanh toán mang lại lợi ích cho cả người được bảo hiểm cũng như công ty bảo hiểm bằng cách phân chia rủi ro. 

Tuy nhiên, lợi ích của hình thức này không đơn thuần chỉ làm giảm chi phí bảo hiểm hay giảm giá trị bồi thường. Nó còn có tác động tích cực đến toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Chẳng hạn, nó ngăn chặn việc trục lợi bảo hiểm. Vì người mua phải trả một phần chi phí y tế theo tỷ lệ cố định, có thể lên đến 50%. Do đó, nó đảm bảo người mua bảo hiểm chỉ nộp yêu cầu khi họ thực sự cần. Vì vậy, khoản đồng chi trả bảo hiểm này không chỉ khuyến khích việc sử dụng bảo hiểm một cách trung thực và hợp lý mà còn phân bổ rủi ro cho cả 2 bên.

Có nên chọn đồng chi trả khi mua bảo hiểm hay không?

Điều này phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm, số tiền họ sẵn sàng tự chi trả trong trường hợp phải yêu cầu bồi thường, cũng như tiền sử bệnh và tình trạng sức khoẻ hiện tại của người đó. 

Nếu một người có lối sống lành mạnh và không có bệnh lý trước đó. Tỷ lệ phần trăm đưa ra yêu cầu bồi thường sẽ thấp hơn. Lúc này, họ có thể chọn đồng thanh toán. 

Còn đối với những người có tiền sử bệnh phức tạp hoặc lối sống ít vận động, không đồng chi trả sẽ là lựa chọn tốt hơn. Bởi điều khoản đồng chi trả có thể bất lợi với họ trong trường hợp này do số phí được giảm có thể không đáng kể so với khoản đồng thanh toán trong các yêu cầu bồi thường nhiều lần hoặc thường xuyên.

Làm việc với một tư vấn viên chuyên nghiệp, họ sẽ giúp bạn lựa chọn được gói bảo hiểm có điều khoản phù hợp nhất với tình trạng của từng người. 

spot_img

Đánh Giá - Review

Bảo hiểm dưới 3 triệu nào tốt nhất cho bé? 

Bảo hiểm dưới 3 triệu cho bé có rất nhiều lựa chọn. Đây là mức phí phù hợp với nhiều gia đình. Các gói...

Bảo hiểm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hiếm có nhưng không khó tìm? 

Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nhiều vấn đề khó lường. Nên ít có đơn vị nào bảo hiểm cho trẻ sơ sinh ngay...

Top 5 bảo hiểm có quyền lợi ngoại trú cho bé tốt nhất 2023 

Đối với trẻ em, số lần sử dụng quyền lợi ngoại trú trong năm có thể còn nhiều hơn nội trú. Vì vậy, ba...

Top 5 bảo hiểm sức khỏe cho bé phổ biến và rẻ nhất thị trường

Mặc dù nhiều công ty có các gói bảo hiểm sức khỏe cho bé tuổi. Nhưng đưa ra nhiều điều kiện về quy định...
spot_img

Cùng chuyên mục

Ưu và nhược điểm bảo hiểm sức khỏe cá nhân

Mọi sản phẩm đều có tính hai mặt. Hiểu rõ ưu và nhược điểm bảo hiểm sức khỏe giúp bạn có góc nhìn chính...

Cách khiếu nại quyền lợi bảo hiểm khi có tranh chấp 

Khiếu nại quyền lợi bảo hiểm là điều thường xuyên xảy ra. Nắm rõ quy tắc, quyền lợi bảo hiểm, và quy trình khiếu...

Tổng hợp chi phí nằm viện tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Chi phí nằm viện tại các thành phố lớn mới có sự điều chỉnh, và ngày càng tăng cao. Kiểm tra ngay bảng tổng...